Trí tuệ cảm xúc - EQ là gì?
EQ là viết tắt của Emotional Quotient, có nghĩa là chỉ số cảm xúc, và đôi khi cũng được gọi là Emotional Intelligence (EI) - trí tuệ cảm xúc. EQ biểu đạt khả năng theo dõi cảm xúc của chính bạn cũng như cảm xúc của người khác, để phân biệt và gắn nhãn chính xác các loại cảm xúc khác nhau và sử dụng thông tin cảm xúc để điều hướng suy nghĩ và hành vi của bạn và sự ảnh hưởng của chúng đến người khác (theo Goleman, 1995; Mayer và Salovey, 1990).
Nhà lý thuyết gia có sức ảnh hưởng Howard Gardner của Harvard đã phát biểu: "Chỉ số EQ của bạn tượng trưng cho mức độ thấu hiểu của bạn đối với người khác, những gì thúc đẩy họ và làm thế nào để làm việc một cách hợp tác với họ".
Năm 1995, nhà tâm lý học và cũng nhà ký giả khoa học Daniel Goleman đã xuất bản một cuốn sách giới thiệu hầu hết đến thế giới những khái niệm non trẻ về trí tuệ cảm xúc - "Emotional Intelligence". Ý tưởng về khả năng thấu hiểu và làm chủ cảm xúc tác động đến khả năng thành công của một người nhanh chóng đạt được bước tiến triển lớn và tiếp tục có ảnh hưởng nhất định đến cách mọi người nghĩ về cảm xúc và hành vi của con người.
Cụ thể trong một số trường hợp, trí thông minh cảm xúc là những gì chúng ta sử dụng khi cảm thấy đồng cảm với đồng nghiệp nơi công sở, trong những cuộc trò chuyện sâu sắc về mối quan hệ với những người quan trọng và khi nỗ lực để quản lý một đứa trẻ ương bướng. Nó cho phép chúng ta kết nối với những người khác, hiểu rõ bản thân mình hơn và sống một cuộc sống chân thực, lành mạnh và hạnh phúc hơn.
5 loại trí tuệ cảm xúc
1. Self-awareness - Tự nhận thức
Được định nghĩa là khả năng nhận ra một cảm xúc khi nó xảy đến. Sự phát triển khả năng tự nhận thức đòi hỏi phải điều chỉnh theo cảm xúc thật của bạn. Nếu bạn tự đánh giá cảm xúc của mình, bạn có thể kiểm soát chúng.
Các yếu tố chính của sự tự nhận thức là:
Nhận thức cảm xúc - Khả năng nhận diện cảm xúc và tác động của chúng.
Sự tự tin - Sự chắc chắn về giá trị bản thân và khả năng của bạn.
2. Self-regulation - Tự điều chỉnh
Thường một người ít có sự kiểm soát khi trải nghiệm cảm xúc. Tuy nhiên, có một số người nói rằng một cảm xúc sẽ tồn tại bao lâu bằng cách sử dụng một số kỹ thuật để làm giảm bớt những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng hoặc trầm cảm. Một vài trong số các kỹ thuật này bao gồm việc tái hiện lại một tình huống theo hướng tích cực hơn, đi bộ trong một quãng đường dài, thiền định hoặc cầu nguyện. Tự điều chỉnh bao gồm:
Tự kiểm soát - Quản lý các xung đột.
Đáng tin cậy - Duy trì tiêu chuẩn trung thực và liêm chính.
Sự thuân thủ - Chịu trách nhiệm về hiệu suất của riêng bạn.
Khả năng thích ứng - Xử lý thay đổi một cách linh hoạt.
Sự đổi mới - Cởi mở với những ý tưởng mới.
3. Motivation - Động lực
Bạn phải có mục tiêu rõ ràng và thái độ tích cực để thúc đẩy bản thân cho bất kỳ thành tích nào. Mặc dù có thể là người nghiêng về xu hướng tích cực hoặc tiêu cực, bạn có thể nỗ lực và thực hành học cách suy nghĩ tích cực hơn. Hay nói cách khác, bạn có thể điều chỉnh lại những cảm xúc tiêu cực để chúng trở nên tích cực hơn - điều này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Động lực được tạo thành từ:
Thúc đẩy thành tích - Không ngừng phấn đấu để cải thiện hoặc đáp ứng tiêu chuẩn xuất sắc.
Cam kết - Phù hợp với các mục tiêu của đội nhóm hoặc tổ chức.
Sáng kiến - Sẵn sàng để hành động khi có cơ hội.
Lạc quan. Theo đuổi mục tiêu một cách bền bỉ, bất chấp trở ngại và thất bại.
4. Empathy - Sự đồng cảm
Khả năng nhận ra cảm xúc của người khác, đây cũng là một yếu tố khác quan trọng để đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Bạn càng khéo léo trong việc nhận ra những cảm xúc đằng sau tín hiệu của người khác, bạn càng có thể kiểm soát tốt hơn các tín hiệu bạn gửi cho họ. Một người thấu cảm với người khác vượt trội tại những điều sau:
Định hướng dịch vụ - Dự đoán, công nhận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Phát triển những thứ khác - Nhận thấy những gì người khác cần để tiến bộ và củng cố khả năng của họ.
Tận dụng sự đa dạng - Cơ hội rèn luyện thông qua những người đa dạng.
Nhận thức chính trị - Đọc một dòng cảm xúc của một nhóm và những mối quan hệ quyền lực.
Thấu hiểu người khác - Làm sáng tỏ cảm xúc đằng sau nhu cầu và mong muốn của người khác.
5. Social skills - Kĩ năng xã hội
Sự phát triển của các kỹ năng giao tiếp tốt cũng tương đương với mức độ thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Trong một thế giới kết nối ngày nay, mọi người đều có thể truy cập nhanh chóng đến những kiến thức kĩ thuật. Do đó, những người có kĩ năng tốt thường chiếm vị thế khá quan trọng hơn cả vì bạn phải sở hữu một chỉ số EQ cao để thấu hiểu, cảm thông và đàm phán với người khác trong nền kinh tế toàn cầu. Một số các kĩ năng hữu ích nhất:
Sự ảnh hưởng - Sử dụng chiến thuật thuyết phục hiệu quả.
Kĩ năng giao tiếp - Truyền đạt thông tin rõ ràng.
Khả năng lãnh đạo - Truyền cảm hứng và dẫn dắt đội nhóm.
Quản trị xung đột - Thấu hiểu, đàm phán và giải quyết các bất đồng.
Xây dựng kết nối - Nuôi dưỡng những mối quan hệ.
Hợp tác và cộng tác - Cộng tác với những người khác để hướng tới mục tiêu chung.
Kĩ năng làm việc nhóm - Tạo ra sức mạnh tổng hợp của đội nhóm trong việc theo đuổi các mục tiêu tập thể
Những cách để cải thiện trí tuệ cảm xúc
Không giống như IQ, mọi người thực sự có thể cải thiện trí tuệ cảm xúc của họ. Trí thông minh cảm xúc có thể rèn luyện được, ngay cả ở người lớn. Cơ sở này dựa trên một nhánh khoa học mới được gọi là tính khả biến thần kinh (Neuroplasticity).
Trí tuệ cảm xúc có thể được rèn luyện qua các cách sau:
Rèn luyện sự tập trung để tâm trí được ổn định và sáng suốt.
Thiền chánh niệm (Mindfulness meditation)
Phát huy các kĩ năng lắng nghe người khác
Duy trì năng lượng và thái độ sống tích cực
Rèn luyện khả năng tự nhận thức
Rèn luyện khả năng tiếp nhận những lời phê bình một cách có chọn lọc
Phát huy kĩ năng lãnh đạo
Kiểm soát những cảm xúc tiêu cực
Bổ sung và cải thiện vốn từ vựng trong giao tiếp
Rèn luyện kĩ năng đặt bản thân mình vào vị trí của người khác đối với các tình huống trong giao tiếp
Tại sao trí tuệ cảm xúc EQ lại quan trọng?
Người thông minh nhất chưa hẳn sẽ là người thành công hoặc thỏa mãn nhất trong cuộc sống. Có những người tuy có học vấn cao nhưng không có kĩ năng xã hội và từ đó dẫn đến việc khó đạt được thành tựu trong công việc hoặc các mối quan hệ cá nhân. Tự bản thân chỉ số thông minh IQ của bạn không thể giúp bạn đi đến đỉnh cao của cuộc sống. Cứ cho rằng chỉ số IQ cao sẽ giúp bạn vào được đại học, nhưng chính chỉ số EQ mới giúp bạn quản lý căng thẳng và cảm xúc khi đối mặt với các kì thi cuối kì. IQ và EQ tồn tại song song và hiệu quả nhất khi chúng hỗ trợ lẫn nhau.
Trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến:
Hiệu suất của bạn ở trường học hoặc nơi làm việc
Trí tuệ cảm xúc cao có thể giúp bạn điều hướng sự phức tạp xã hội ở nơi làm việc, dẫn dắt, thúc đẩy người khác và trở nên xuất sắc trong sự nghiệp của bạn. Trên thực tế, khi nói đến việc đánh giá các ứng viên quan trọng, nhiều công ty cũng nhận định trí tuệ cảm xúc quan trọng không kém khả năng chuyên môn và yêu cầu ứng viên thực hiện bài test EQ trước khi tuyển dụng.
Sức khỏe thể chất của bạn
Việc bạn không quản lý được cảm xúc của mình có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Sự căng thẳng không được kiểm soát làm tăng huyết áp, ức chế hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, góp phần gây vô sinh và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Bước đầu tiên để cải thiện trí tuệ cảm xúc là học cách quản lý căng thẳng.
Sức khỏe tinh thần của bạn
Những cảm xúc và căng thẳng không được kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn, khiến bạn dễ bị lo lắng và trầm cảm. Nếu bạn không thể thấu hiểu, cảm thấy thoải mái hoặc quản lý cảm xúc của mình, bạn cũng sẽ gặp trở ngại để tạo dựng các mối quan hệ vững chắc. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy bị cô lập và làm bất kỳ vấn đề sức khỏe tinh thần nào trở nên trầm trọng thêm.
Các mối quan hệ của bạn
Bằng cách thấu hiểu cảm xúc của bạn và học cách kiểm soát chúng, bạn có thể bày tỏ tốt hơn cảm giác của bạn và thấu hiểu cảm giác của người khác. Điều này cho phép bạn giao tiếp hiệu quả hơn và tạo dựng các mối quan hệ vững chắc, cả trong công việc và cuộc sống cá nhân.
Trí thông minh xã hội của bạn
Sự hòa hợp với cảm xúc của bạn phục vụ cho mục đích xã hội, kết nối bạn với những người khác và thế giới xung quanh bạn. Trí thông minh xã hội cho phép bạn nhận ra bạn bè từ kẻ thù, đo lường được sự hứng thú của người khác đối với bạn, giảm thiểu căng thẳng, cân bằng hệ thống thần kinh của bạn thông qua giao tiếp xã hội và khiến bạn cảm thấy được yêu thương và hạnh phúc.