Chỉ số EQ là gì?
EQ hay trí tuệ cảm xúc, được dùng để đo lường khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng của một người. Chỉ số EQ thể hiện khả năng nhận định, quản lý và điều chỉnh cảm xúc cá nhân và người khác. Thông thường, chỉ số cảm xúc sẽ được đo lường thông qua các bài test EQ.
Theo nghiên cứu, người nào có trí tuệ cảm xúc cao thường là người có khả năng chịu được áp lực, luôn có thể giữ bình tĩnh trước mọi tình huống. Ngoài ra, EQ còn giúp xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn, rèn luyện lối suy nghĩ tích cực và khả năng đưa ra quyết định sáng suốt.
Một số ngành nghề yêu cầu về trí thông minh cảm xúc như giáo viên, luật sư, marketing, luật sư, chính trị gia. Bên cạnh đó, những ngành nghề yêu cầu tư duy sáng tạo, hiện đang là xu hướng như KOL/KOC, thiết kế hình ảnh key visual, truyền thông, người sáng tạo nội dung và các lĩnh vực nghệ thuật.
15 dấu hiệu của người có EQ cao
1. Bạn nghiền ngẫm về những cảm xúc.
Trí tuệ cảm xúc bắt đầu với những gì được gọi là nhận thức về bản thân và xã hội, khả năng nhận ra cảm xúc (và tác động của chúng) ở cả bản thân và người khác.
Nhận thức đó bắt đầu bằng sự phản ánh, bạn đặt những câu hỏi như: Điểm mạnh về mặt cảm xúc của tôi là gì? Điểm yếu của tôi là gì?
Tâm trạng hiện tại của tôi ảnh hưởng đến suy nghĩ và việc đưa ra quyết định của tôi như thế nào? Điều gì sâu xa hơn làm ảnh hưởng đến những gì người khác nói hoặc làm? Những câu hỏi suy ngẫm như thế này mang lại những hiểu biết có giá trị và có thể được xem là điểm mạnh của bạn.
2. Bạn biết khi nào thì nên tạm dừng.
Việc tạm dừng đơn giản như dành một chút thời gian để dừng lại và suy nghĩ trước khi bạn nói hoặc hành động. Điều này có thể giúp bạn tránh khỏi những khoảnh khắc lúng túng hoặc đưa ra quyết định quá nhanh.
Nói cách khác, tạm dừng giúp bạn kiềm chế việc đưa ra quyết định mang tính chất vĩnh viễn dựa trên cảm xúc nhất thời.
3. Bạn nỗ lực để kiểm soát suy nghĩ của minh.
Bạn không kiểm soát được cảm xúc mà bạn trải nghiệm trong một thời điểm nhất định. Nhưng bạn có thể kiểm soát phản ứng của mình trước những cảm xúc đó - bằng cách tập trung vào suy nghĩ của bạn. Bằng cách cố gắng kiểm soát suy nghĩ của bạn, bạn chống lại việc trở thành nô lệ cho cảm xúc của mình, cho phép bản thân sống một cách hài hòa với mục tiêu và giá trị của mình.
4. Bạn hưởng lợi từ những lời chỉ trích
Không ai thích những phản hồi tiêu cực, nhưng bạn biết rằng những lời chỉ trích là một cơ hội để học hỏi, ngay cả khi nó không được truyền đạt theo cách tốt nhất. Cho dù những lời chỉ trích tiêu cực là vô căn cứ, thông qua đó bạn cũng có thể nhận thấy được lối suy nghĩ của người khác. Điều này khiến bạn tự đặt ra câu hỏi: Làm sao để mình trở nên tốt hơn?
5. Bạn thể hiện tính xác thực
Tính xác thực không có nghĩa là chia sẻ mọi thứ về bản thân bạn với mọi người và mọi lúc. Thay vì nói những gì bạn nghĩ, đó là những thứ mà bạn nói tuân theo các giá trị và nguyên tắc của bản thân hơn hết thảy. Không phải ai cũng sẽ đánh giá cao việc bạn chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình, trừ những người thực sự thân thiết và quan trọng với bạn.
6. Bạn thể hiện sự đồng cảm đối với người khác
Khả năng thể hiện sự đồng cảm bao gồm hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của người khác giúp bạn kết nối với người khác dễ dàng hơn. Thay vì phán xét hoặc có những định kiến đối với người khác, bạn cố gắng đặt mình vào vị trí của họ.
Đồng cảm không nhất thiết có nghĩa là đồng ý với quan điểm của người khác. Thay vào đó, đó là về việc phấn đấu để thấu hiểu - điều này cho phép bạn xây dựng các mối quan hệ sâu sắc và mang tính kết nối hơn.
7. Bạn khen ngợi người khác
Mọi người đều khao khát sự công nhận và đánh giá cao. Khi bạn khen ngợi người khác, bạn thỏa mãn sự khao khát đó của họ và xây dựng một hệ thống niềm tin. Điều này bắt đầu khi bạn tập trung vào những điều tốt đẹp ở người khác. Sau đó, bằng cách chia sẻ cụ thể những gì bạn đánh giá cao ở họ, bạn truyền cảm hứng cho họ trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
8. Bạn đưa ra những lời nhận xét hữu ích
Những phản hồi tiêu cực phần nào làm tổn thương đến cảm nhận của người khác. Nếu bạn nhận ra được điều này và điều chỉnh những lời chỉ trích trở thành những phản hồi mang tính xây dựng, người tiếp nhận thông tin sẽ cảm thấy hữu ích thay vì bị tổn thương.
9. Bạn nói lời xin lỗi
Cần có sức mạnh và sự can đảm để có thể nói rằng bạn xin lỗi. Điều này càng chứng tỏ được sự khiêm tốn - một phẩm chất sẽ tự nhiên thu hút người khác đến với bạn. Trí tuệ cảm xúc giúp bạn nhận ra rằng xin lỗi không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn sai. Thay vào đó, bạn trân trọng mối quan hệ đó nhiều hơn là cái tôi của bạn.
10. Bạn tha thứ và quên đi.
Sự oán hận cũng giống như con dao hai lưỡi. Trong khi những người gây ra tổn thương cho bạn tiếp tục với cuộc sống của họ như thường lệ, bạn không bao giờ cho mình cơ hội để chữa lành.
Khi bạn tha thứ và quên đi, bạn ngăn việc người khác giữ cảm xúc của bạn làm con tin - điều giúp bạn tiến về phía trước.
11. Bạn giữ đúng cam kết
Mọi người thường phá vỡ một thỏa thuận hoặc cam kết khi họ cảm thấy không đáng. Chúng ta thường cho rằng việc bỏ lỡ một buổi hẹn với người bạn thân hoặc thất hứa với con bạn sẽ ít gây tác hại hơn là bỏ qua một kì hạn hợp đồng lớn. Nhưng khi bạn tạo thói quen giữ lời, trong cả những điều lớn và nhỏ, bạn sẽ tạo dựng một hình ảnh bản thân mang giá trị to lớn về tính xác thực và độ tin cậy.
12. Bạn giúp đỡ người khác
Một trong những cách tốt nhất để tác động tích cực đến cảm xúc của người khác là giúp đỡ họ.
Hầu hết mọi người không thực sự quan tâm bạn tốt nghiệp từ trường Đại học nào hoặc thậm chí về những thành tích trước đây của bạn. Nhưng những hành động như sẵn sàng hoãn lịch trình của bạn để lắng nghe, giúp đỡ và sát cánh bên họ sẽ tạo dựng niềm tin và truyền cảm hứng cho những người khác làm theo sự dẫn dắt của bạn.
13. Bạn bảo vệ bản thân khỏi sự phá hoại cảm xúc
Bạn nhận ra rằng trí tuệ cảm xúc cũng có một mặt tối - chẳng hạn như khi các cá nhân cố gắng điều khiển cảm xúc của người khác để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ hoặc vì một lý do ích kỷ nào khác. Và đó là lý do tại sao bạn tiếp tục mài giũa trí tuệ cảm xúc của chính mình - để bảo vệ chính bản thân bạn khỏi những hành động tiêu cực như vậy.
14. Bạn biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Minh chứng rõ nhất của việc tự nhận thức là thành thật với chính mình - biết rõ bản thân bạn xuất sắc và còn cần phải cố gắng ở đâu. Một người thông minh về mặt cảm xúc sẽ học cách xác định thế mạnh/yếu của bản thân và phân tích cách làm việc hiệu quả nhất trong khả năng của họ.
15. Bạn luôn tự động viên mình.
Bạn luôn tham vọng và chăm chỉ như một con ong, ngay cả khi bạn không nhận được những lời tán thưởng. Nếu bạn là người luôn tự khởi động bản thân và có thể tập trung sự chú ý và năng lượng của mình vào việc theo đuổi mục tiêu của mình, đây cũng là dấu hiệu chứng tỏ bạn sở hữu chỉ số EQ cao.
Kết luận
EQ là yếu tố vô cùng quan trọng hình thành nên nhân cách con người. Tuy nhiên, không phải chỉ số EQ thấp sẽ là con người xấu trong xã hội. Trí thông minh cảm xúc luôn có thể được học tập và cải thiện qua thời gian. Vì vậy, kiên trì và quyết tâm cải thiện từng ngày giúp bạn xây dựng nhiều thói quen tốt và nâng cao chỉ số EQ.