1. Người hướng nội/hướng ngoại là gì?
Hướng nội hy hướng ngoại là một trong những đặc điểm tính cách chính được xác định trong nhiều lý thuyết tâm lý về tính cách.
Các thuật ngữ hướng nội và hướng ngoại được phổ biến thông qua công trình của nhà tâm lý học Carl Jung và sau đó trở thành phần trung tâm của các lý thuyết tâm lý khác (như Big-5 hay MBTI của Myers-Briggs). Theo ông, đặc điểm tính cách mọi người đều có cả hướng nội lẩn hướng ngoại. Tuy nhiên, họ sẽ thiên về cái này hơn cái kia.
Introvert (xanh lá) là Hướng nội; Ambivert (xanh lam) là khoảng giao thoa hướng nội với hướng ngoại; Extrovert (đỏ) là Hướng ngoại
Hướng nội hay hướng ngoại
Sau khi tham dự một bữa tiệc hoặc dành thời gian cho một nhóm đông người, nếu người hướng ngoại vô cùng thích thú thì người hướng nội sẽ cần cần phải “nạp năng lượng” lại bằng cách dành thời gian một mình.
2. Nguyên nhân hướng nội hoặc hướng ngoại
Vai trò của sinh lý đóng vai trò quan trọng. Vì nó lý giải cách cơ thể bạn phản ứng ra bên ngoài với môi trường hay hướng vào bên trong. Điều này xác định mức độ hướng ngoại và hướng nội của bạn.
Một mạng lưới các nơ-ron nằm trong não bộ được gọi là hệ thống kích hoạt dạng lưới (Reticular Activating System – RAS) chịu trách nhiệm điều chỉnh mức độ kích thích từ bên ngoài bao gồm thức dạy hay chuyển đổi giữa tình trạng ngủ và thức.
Hệ thống này đóng vai trò trong việc kiểm soát lượng thông tin bạn nhận được qua 5 giác quan. Khi đối mặt với nguy hiểm, RAS sẽ tăng hoạt động để bạn cảnh giác và sẵn sàng đối phó với nguy hiểm (trạng thái căng thẳng). Mỗi người có một ngưỡng căng thẳng khác nhau. Một số người có xu hướng ngưỡng căng thẳng cao hơn, trong khi những người khác ngưỡng căng thẳng thấp hơn.
3. Phân loại hướng nội và hướng ngoại
Nhà tâm lý học Hans Eysenck cho rằng ngưỡng RAS kích hoạt căng thẳng để xử lý với nguy hiểm là một phổ liên tục. Theo đó:
Người hướng nội tìm kiếm một nơi yên tĩnh để nạp lại năng lượng trong khi người hướng ngoại tràn đầy năng lượng khi ở cạnh người khác.
4. Dấu hiệu bạn là người hướng nội
Sau đây chỉ là một vài trong số những dấu hiệu cho thấy bạn (hoặc ai đó bạn biết) có thể là người hướng nội.
4.1. Ở gần nhiều người làm cạn kiệt năng lượng
Bạn có bao giờ cảm thấy kiệt sức sau khi dành thời gian ở nơi rất nhiều người? Sau một ngày tương tác với người khác, bạn có thường cần rút lui đến một nơi yên tĩnh và có một khoảng thời gian dài cho bản thân. Một trong những đặc điểm chính của loại tính cách này là người hướng nội phải tiêu tốn năng lượng trong các tình huống xã hội.
Nhiều người hướng nội thực sự thích dành thời gian cho những người người quan trọng của họ như bạn thân. Họ thích thú khi dành thời gian chất lượng để nói chuyện với những người quan trọng với họ.
4.2. Bạn hướng nội vì bạn thích một mình
Với người hướng nội, thời gian thư giãn là một buổi chiều yên tĩnh để tận hưởng sở thích của bạn. Như là với một cuốn sách hay, đi bộ trong thiên nhiên yên bình hoặc chương trình truyền hình yêu thích để giúp bạn cảm thấy được nạp năng lượng. Nhiều người hướng nội thích dành thời gian với bạn bè hay những người thân thuộc với họ.
Ý nghĩa của việc 1 mình sau một ngày dài hoạt động xã hội, có thể giúp họ rút lui đến một nơi yên tĩnh để suy nghĩ, suy ngẫm và nạp lại năng lượng.
4.3. Bạn có mối quan hệ thân thiết
Một quan niệm sai lầm phổ biến về người hướng nội là họ không thích kết giao với người khác. Sự thật là mặc dù người hướng nội thường không thích giao tiếp xã hội nhiều, nhưng họ thích có một nhóm bạn thân thiết. Thay vì có một nhóm mối quan hệ xã hội rộng lớn mà họ chỉ biết ở mức độ hời hợt. Những người hướng nội thích gắn bó với các mối quan hệ sâu sắc, lâu dài.
4.4. Bạn hướng nội nên là người trầm tính và khó gần
Người hướng nội thường được mô tả là trầm tính, dè dặt, êm dịu và đôi khi bị nhầm là nhút nhát.
Trong khi một số người hướng nội chắc chắn là nhút nhát, một số khác thì không vậy. Những người này chỉ đơn giản là họ thích lựa chọn từ ngữ của mình một cách cẩn thận, không lãng phí thời gian hoặc năng lượng vào những cuộc trò chuyện không cần thiết.
4.5. Ở môi trường đông người quá lâu khiến bạn cảm thấy mất tập trung
Khi người hướng nội phải dành thời gian cho các hoạt động xã hội như tiệc tùng hoặc sinh hoạt, họ có thể cảm thấy không tập trung và choáng ngợp.
Theo ít nhất một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hướng nội có xu hướng dễ dàng phân tán chú ý hơn người hướng ngoại. Điều đó lý giải tại sao người hướng nội thích nơi yên tĩnh.
4.6. Bạn có đời sống nội tâm
Bởi vì người hướng nội có xu hướng quay về nội tâm. Nếu bạn cảm thấy mình hiểu biết sâu sắc về bản thân, cảm xúc của mình, bạn có thể là một người hướng nội.
4.7. Bạn bị thu hút những công việc độc lập
Những công việc đòi hỏi nhiều sự tương tác xã hội thường không thu hút người hướng nội. Mặt khác, nghề nghiệp liên quan đến làm việc độc lập dễ thu hút họ hơn. Ví dụ, một người hướng nội có thể thích làm việc như một nhà văn, kế toán, lập trình viên máy tính, thiết kế đồ họa, dược sĩ hoặc nghệ sĩ. Nhưng điều này không đồng nghĩa họ không thể làm các công việc nhiều tương tác xã hội.
5. Dấu hiệu bạn là người hướng ngoại
Sau đây chỉ là một vài trong số những dấu hiệu cho thấy bạn (hoặc ai đó bạn biết) có thể là người hướng ngoại.
5.1. Bạn thích giao tiếp
Người hướng ngoại không chỉ thích nói chuyện với bạn bè, thành viên gia đình và đồng nghiệp. Họ thích bắt chuyện với những người hoàn toàn xa lạ. Người hướng ngoại thích gặp gỡ những người mới và tìm hiểu về cuộc sống của họ.
Không giống như người hướng nội có xu hướng suy nghĩ trước khi nói, người hướng ngoại có xu hướng nói như một cách để khám phá và sắp xếp suy nghĩ và ý tưởng của họ.
Người hướng ngoại cũng có xu hướng có mối quan hệ rộng rãi. Vì bạn rất giỏi trong việc gặp gỡ những người mới, bắt chuyện và không có gì ngạc nhiên khi bạn kết bạn dễ dàng.
5.2. Giao tiếp xã hội giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và cảm hứng
Người hướng ngoại có xu hướng cảm thấy “có năng lượng” và được truyền cảm hứng sau khi tiếp xúc với người khác không. Khi người hướng ngoại phải dành nhiều thời gian một mình nhiều, họ sẽ thường bắt đầu cảm thấy chán và mệt mỏi.
5.3. Bạn thích giải quyết vấn đề bằng cách thảo luận
Khi bạn đang đối mặt với một vấn đề, bạn thích thảo luận về các vấn đề và các lựa chọn khác nhau với người khác. Nói về vấn đề giúp bạn khám phá vấn đề chuyên sâu và tìm ra các lựa chọn để có thể giải quyết tốt nhất. Sau một ngày khó khăn ở công sở hoặc trường học, nói chuyện về nó với bạn bè hoặc gia đình có thể giúp bạn bớt căng thẳng so với phải ở một mình.
5.4. Bạn có thể thân thiện và dễ gần với những người bạn mới
Vì những người hướng ngoại thích tương tác với người khác như là cách họ tìm cảm hứng. Trong một bữa tiệc, một người hướng ngoại có thể biết cách làm quen với những vị khách mới và giới thiệu. Vì lý do này, người hướng ngoại thường dễ dàng gặp gỡ những người mới và kết bạn.
5.5. Bạn thích cởi mở
Người hướng ngoại khi lựa chọn bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của họ sẽ cởi mở hơn. Bởi vì điều này, những người khác thường thấy rằng người hướng ngoại thoải mái và thân thiện hơn.
Điều quan trọng là không có loại nào tốt hơn loại nào. Mỗi loại hướng nội hay hướng ngoại đều có lợi ích và nhược điểm tùy thuộc vào mỗi tình huống. Tuy nhiên, bằng cách hiểu rõ hơn về tính cách của bản thân, bạn có thể chấp nhận mình, chọn lối sống và cách học phù hợp với sở trường của mình.
Nếu bạn là một người hướng nội, hãy cho phép mình tìm kiếm một khoảnh khắc yên tĩnh. Nơi bạn có thể thoát khỏi những tiếng ồn và nạp năng lượng. Ngược lại với người hướng ngoại học tập qua nói chuyện với người khác là cách của bạn. Cho phép mình cởi mở và hòa nhập với đám đông vì đó có thể là cách học hỏi phù hợp với bạn.